- Chế Độ Dinh Dưỡng Dành Cho Người Cao Tuổi
- Cách ăn uống hợp lý đối với người cao tuổi
- Bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Khi về già, các hoạt động bị giảm đi khoảng 1/3, nhu cầu dinh dưỡng cũng thay đổi. Vậy, chế độ dinh dưỡng nào hợp lý với người già?
Nên ăn nhiều đậu, lạc, vừng, các loại củ
Tốt nhất nên ăn gạo lứt và có thể thay thế bằng gạo dẻo, không xát trắng quá. Việc tiêu hoá, hấp thụ các chất đạm ở người cao tuổi rất kém nên việc bổ sung chất béo, chất đạm từ thực vật như lạc, đậu và vừng rất quan trọng. Đặc biệt là các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, giá đậu nành…
Ăn nhiều rau tươi, quả chín
Đối với người già, táo bón luôn là nỗi “bức xúc”. Nguyên nhân là do ít vận động, ăn không đủ chất xơ, uống không đủ nước, sức co bóp của dạ dày giảm… Vì vậy, người cao tuổi nên chú ý ăn nhiều rau tươi, quả chín để bổ sung chất xơ, tránh gây táo bón.

Các thực phẩm nên ăn là: cà chua (giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt), bắp cải, su-lơ (chống ung thư bàng quang)… Quan trọng hơn cả, rau quả tươi còn cung cấp các loại vitamin, các yếu tố vi lượng và các chất chống ôxy hoá.
Tránh ăn quá no
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, khẩu phần ăn thì việc ăn đúng, ăn đủ rất quan trọng. Tránh để người già ăn quá no, hạn chế thức ăn cứng và nhất định mỗi bữa nên có món canh (theo mùa). Canh vừa cung cấp nước lại bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Thức ăn phải chế biến dưới dạng ninh nhừ, thái nhỏ, hấp… Phải bảo đảm đa dạng thực phẩm, ăn đúng giờ, nhai kĩ, nuốt chậm. Người già cũng không nên ăn mặn vì cơ thể sẽ thừa muối làm ảnh hưởng tới tim, thận…
Rèn luyện thể chất

Người cao tuổi thường mắc rất nhiều bệnh như tăng huyết áp, tim mạch, suy giảm trí nhớ, rối loạn tuần hoàn não… nên việc vận động cơ thể rất quan trọng. Nên rèn luyện cơ thể bằng cách đi bộ từ 1-2 giờ/ngày, đều đặn và theo chế độ thích hợp cho từng người, từng loại bệnh.