- Cafe Giảng tạo nên nét đẹp cho Cafe Hà Nội
- Cafe có thể giúp giảm béo
- Ẩm thực Ấn Độ tại nhà hàng Riverside Cafe
- Buffet Tây Ban Nha tại Saigon Cafe
- 7 cách pha chế Cafe ngon
- Bò lúc lắc cafe – hấp dẫn đến bất ngờ
- Nghệ thuật thưởng thức cafe
Trước năm 1975, có một cuốn sách viết về dinh dưỡng của DS Trương Kế An, có đoạn viết rằng: “Cà phê sữa là một thức uống rất khó tiêu đối với gan”. Hợp chất cà phê và sữa phá hoại hoạt động của gan khiến gan không xử lý và phân hóa nổi nên tạo cho người uống cảm giác no giả, không thấy đói, chán ăn, nghĩa là rất giống triệu chứng của bệnh đau gan. BS Phùng Hoàng Nam, Bệnh viện Nhi TƯ, cho biết, chất cafein có tác dụng kích thích rõ rệt đối với hệ thống thần kinh nên sử dụng thường xuyên sẽ không chỉ gây nghiện, gây ngộ độc, dễ bị kích thích, bồn chồn, sợ hãi. Cơ chế gây độc là chất cafein hấp thu rất nhanh và phân bố toàn cơ thể, đặc biệt là ở gan thành chất hoạt tính là methylxanthine có tác dụng dược lý trên não gây sảng khoái, làm tăng sự tỉnh táo và tăng hoạt tính tâm thần. Ở người lớn, tác dụng của cafein kéo dài 6-12 giờ với thời gian bán hủy là 6-8 giờ. Ở trẻ nhỏ, thời gian chuyển hóa chậm hơn tùy th eo lứa tuổi và thời gian bán hủy kéo dài hơn 24 giờ. Cơ thể nhậy cảm hơn với cafein nên cũng dễ nhiễm độc.
Đặc biệt hơn nữa, theo GS.TSKH Châu là thói quen uống cà phê sữa ở Việt Nam không giống như nước ngoài là uống với sữa gầy hoặc sữa tươi… mà uống với sữa đặc có đường. Yêu cầu bảo quản sữa đặc là không quá 10
oC và hạn sữa không quá 2 năm. Tuy nhiên, dù được bảo quản kỹ thì sau 12 tháng thường là sữa c
ó hiện tượng sẫm màu, đặc hơn, có khi đóng thành bánh và khi pha nước nóng sữa không tan hoàn toàn vì có cặn, phốt pho, can-xi… Cà phê có độc, sữa khó tiêu cộng với đá lạnh gây xáo trộn nhiệt độ cơ thể m
ột cách vô ích và làm cơ thể càng lúc càng suy yếu, đặc biệt mang nặng sức cản đối với các hoạt động của gan, khiến gan phải gồng mình ra xử lý, dẫn tới bị bệnh. Vì vậy, các chuyên gia đều khuyên, nên hạn chế uống cà phê đá với sữa đặc. |