Bệnh từ đâu mà ra? Thực phẩm được coi là mối nguy hại hàng đầu đối với sức khỏe của chúng ta. Trong những thực phẩm mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày để chế biến ẩn chứ rất nhiều những nguyên nhân gây ngộ độc mà có thể bạn chưa biết?
- Những "lưu ý" để tránh ngộ độc thực phẩm
- Thực phẩm không an toàn cho bà bầu
- 87 vụ ngộ độc, 18 người tử vong vì thực phẩm
- "Rùng mình" với những thực phẩm nguy hại
Trong nhiều loại thực phẩm rất thông dụng hằng ngày lại ẩn chứa nguyên nhân gây ngộ độc cấp tính, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Khoai tây là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, tuy nhiên khi này mầm nó lại chưa những chất độc đáng sợ. Vì thế cần loại bỏ và tránh ăn phải những của khoai tây đã đổi màu hoặc lớp vỏ có màu xanh.

Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Trứng: Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và nên bỏ thói quen “nuốt sống” trứng.

Các loại cải lá: Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi… Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Các loại cải này cũng rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được xắt trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta xắt thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.

Phô mai: Cũng rất dễ nhiễm các vi khuẩn như Salmonella và Listeria. Riêng Listeria là một sát thủ chuyên gây sẩy thai. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên thai phụ nên tránh xa các loại phô mai mềm.
Theo Kiến thức