• Từ điển ẩm thực
  • Thực phẩm bà bầu
  • Thực phẩm cho bé
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Ẩm Thực Việt
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Công thức nấu ăn
    • Món ăn nhẹ
    • Món ăn sáng
    • Món ăn vặt
    • Món chay
    • Món chính
    • Món ít béo
    • Món ít calo
    • Món khai vị
    • Món low-carb
    • Món nhậu
    • Món phụ
    • Món tráng miệng
    • Nước chấm
  • Cẩm nang hữu ích
    • Khéo tay hay làm
    • Làm đẹp
    • Mẹ và Bé
    • Mẹo vặt gia đình
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Công thức nấu ăn
    • Món ăn nhẹ
    • Món ăn sáng
    • Món ăn vặt
    • Món chay
    • Món chính
    • Món ít béo
    • Món ít calo
    • Món khai vị
    • Món low-carb
    • Món nhậu
    • Món phụ
    • Món tráng miệng
    • Nước chấm
  • Cẩm nang hữu ích
    • Khéo tay hay làm
    • Làm đẹp
    • Mẹ và Bé
    • Mẹo vặt gia đình
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Ẩm Thực Việt
No Result
View All Result

Lá hẹ có tác dụng gì đối với sức khỏe của con người?

Megusta by Megusta
2 November, 2023
in Sức khỏe
0

Từ xa xưa, ông bà ta đã biết cách sử dụng lá hẹ để chế biến món ăn cũng như dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Vậy, cụ thể lá hẹ có tác dụng gì đối với sức khỏe? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời chính xác nhé.

Giá trị dinh dưỡng của lá hẹ đối với sức khỏe

Theo Đông y, lá hẹ có vị cay hơi chua, có tính ấm và không có độc. Lá hẹ có tác dụng tán độc, hành khí và ôn trung. Lá hẹ nên ăn thường xuyên để giúp tăng cường sức khỏe. Có thể dùng lá hẹ để chữa các bệnh như: táo bón, chứng đi tiểu nhiều lần, chữa đái dầm, chứng ra mồ hôi trộm, chữa ho cho trẻ em và giúp trị giun kim. Bên cạnh đó, lá hẹ cũng dùng để chữa một số bệnh khác như: trĩ sưng đau, viêm lợi, viêm tai giữa hay tiêu hóa kém

Hơn thế nữa, lá hẹ cũng rất tốt cho các quí ông trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống tình dục, khi chữa được các bệnh liên quan đến thận, chữa bệnh yếu sinh lý như: chứng xuất tinh sớm,…

Còn theo các nhà khoa học, lá hẹ chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như: mandan, canxi, pyridoxin, riboflavin, sắt, đồng, thiamin và niacin. Hẹ còn chứa vitamin B và vitamin K giúp ngăn ngừa và tránh bệnh loãng xương. Các bác sĩ cũng khuyên phụ nữ nên ăn hẹ thường xuyên để xương chắc khỏe hơn.

Ngoài ra, trong lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh mạnh như: sulfit, odorin và allcin. Những chất kháng sinh này còn mạnh và còn tốt hơn cả penicillin – một chất kháng sinh hóa học hay được dùng trong thuốc tây.

Nhờ chứa chất kháng sinh cực mạnh có trong hẹ nên hẹ có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella tryphi, Shigella shiga, Streptococcus hemolyticus, Coli bethesda, Shigella flexneri, hay Bacillus subtilis,…

Lá hẹ có tác dụng gì đối với sức khỏe của con người?
Hẹ xào tôm cũng là một cách chế biến rất ngon và bổ dưỡng

Các nhà khoa học cũng tìm thấy lưu huỳnh tự nhiên và chất flavonoid trong lá hẹ. Những chất này có khả năng ngăn ngừa rất hiệu quả một số bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt.

Lá hẹ cũng chứa rất ít calories nên có thể dùng để giảm cân rất tốt mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Lá hẹ có tác dụng gì trong chữa bệnh?

Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh cụ thể của lá hẹ.

– Ngăn ngừa cholesterol và giảm huyết áp: Allicin có trong hẹ sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa sự hình thành cholesterol trong cơ thể. Allicin cũng có khả năng tẩy nấm, tẩy vi khuẩn trong đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

– Trị cảm và ho: Bạn dùng 250gr lá hẹ, 25gr gừng tươi hấp chín cùng đường phèn để ăn trong 5 ngày sẽ giúp trị cảm và giảm ho.

– Trị cảm và ho ở trẻ em: Lá hẹ xắt nhỏ và hấp chín cùng đường phèn. Chắt lấy nước cho trẻ uống trong 5 ngày. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

– Trị nhức răng: Bạn giã nguyễn lá hẹ và đắp vào chỗ đau răng, cứ làm liên tục cho đến khi hết nhức hẳn.

– Chữa đái thái đường: bạn dùng 200gr rau hẹ để ăn hàng ngày (nấu canh, cháo hay xào) và không dùng muối khi nấu ăn. Thực hiện trong vòng 10 ngày liên tục cho 1 liệu trình. Hoặc bạn có thể áp dụng công thức: 150gr rễ hẹ, 100gr thịt bò để nấu canh. Ăn thường xuyên sẽ giúp cải thiện cơ thể, chống suy nhược.

– Tốt cho mắt: 150gr lá hẹ xào với 150gr gan dê và ăn cách ngày. Dùng trong 10 ngày cho 1 liệu trình để giúp bổ mắt.

Lá hẹ có tác dụng gì đối với sức khỏe của con người?
Canh hẹ với đậu hũ non rất ngon và mát lành, hơn thế nữa còn có khả năng giải độc

– Trị chứng ra mồ hôi (chỉ ở vùng ngực): bạn dùng 49 cây hẹ còn gốc đem sắc với 2 chén nước sao cho còn 1 chén để uống liên tục trong nhiều ngày, uống cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.

– Trị viêm loét dạ dày và chứng buồn nôn (hoặc nôn) do lạnh: 250gr lá hẹ, 25gr gừng tươi đem xắt nhỏ, giã nát rồi đem lọc lấy nước cho vào nồi đun sôi cùng 250ml sữa bò. Dùng uống nóng mới tốt.

– Trị trĩ sưng đau và trị lòi dom: Bạn giã nát lá hẹ đun sôi và dùng nước để xông trĩ, khi nước nguội thì dùng để ngâm hậu môn. Hoặc giã nát lá hẹ rồi đắp vào hậu môn. Để chữa lòi dom, bạn giã nát lá hẹ rồi trộn thêm chút dấm, cho vào chảo đảo cho nóng thì cho vào khăn sạch để chườm lên hậu môn.

Lá hẹ có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Lá hẹ có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Với đặc tính kháng khuẩn của mình, hẹ rất tốt cho da khi dùng để chữa các bệnh về nhiễm trùng da, giúp da mau lành. Bạn có thể dùng hẹ để chăm sóc da theo các cách sau:

– Giúp chăm sóc da khô: Bạn giã nát hẹ và đắp lên mặt. Thư giãn với mặt nạ hẹ khoảng 30 phút rồi đi rửa mặt cho thật sạch. Áp dụng cách này thường xuyên, da bạn sẽ hết khô và mềm da thấy rõ.

– Giúp làm sáng da và ngăn ngừa mụn: Ăn hẹ thường xuyên sẽ giúp da bạn thêm sáng và giảm mụn rõ rệt. Sau một thời gian kiên trì, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn mụn của mình mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc hay kem trị mụn nào.

Lá hẹ có tác dụng gì đối với sức khỏe cũng như với làn da là bạn đã biết rất rõ qua bài viết này rồi, hãy trồng ngay một khóm hẹ trong vườn nhà để luôn có sẵn cây thuốc quí này để dùng khi cần thiết, bạn nhé. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi sử dụng hẹ. Đối với những người có thể âm yếu, nóng bừng thì không nên dùng lá hẹ để ăn uống cũng như chữa bệnh. Thêm một lưu ý nhỏ là hẹ rất kị dùng với thịt trâu đấy nhé.

Tags: CáLá hẹ có tác dụng gìNấmRauSữaThịt bòTôm
Previous Post

Đừng tiếc 1 phút đọc bài viết này nếu muốn nước ninh xương trong vắt như gương

Next Post

Bánh ga-to mật ong kiểu Nhật

Next Post
Bánh ga-to mật ong kiểu Nhật

Bánh ga-to mật ong kiểu Nhật

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

No Result
View All Result

Recent Posts

  • Mẹo để không “thủng ví” khi đi siêu thị
  • Tẩy vết cháy trên xoong chảo
  • Cách sắp xếp tủ lạnh hợp lí với 4 cách
  • Hãy chăm sóc gian bếp nhà bạn mỗi ngày
  • Bí quyết đánh bay vết bẩn bằng hành tây

Categories

  • Ẩm thực trong mắt trẻ thơ
  • Bếp núc
  • Cách chế biến
  • Cẩm nang hữu ích
  • Chưa được phân loại
  • Dinh dưỡng bà bầu
  • Dinh dưỡng cho bé
  • Discover Modern Life
  • Equipment Financing
  • Foods & Drinks
  • Health
  • Khéo tay hay làm
  • Làm bánh
  • Làm đẹp
  • Lau chùi
  • Lifestyle
  • Loại món
  • Local Cuisine
  • Mẹ chăm bé khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Mẹo vặt gia đình
  • Món ăn nhẹ
  • Món ăn sáng
  • Món ăn vặt
  • Món chính
  • Món phụ
  • Món tráng miệng
  • Nhà cửa
  • Nước chấm
  • Recipes
  • Reviews
  • Sức khỏe
  • Thực phẩm cho bé
  • Từ điển ẩm thực
  • Uncategorized
  • Đồ uống
  • About
  • Contact
  • Contact
  • Shortcode
  • Style Guide
  • Trang chủ 2020

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • About
  • Contact
  • Contact
  • Shortcode
  • Style Guide
  • Trang chủ 2020

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.