Tác hại của việc ăn phải bún nhiễm hóa chất độc hại
Nguyên liệu chính làm bún là tinh bột gạo tẻ. Bún sạch thường có màu trắng ngà như gạo, giòn, dai tự nhiên.
Để làm ra một mẻ bún sạch thường mất khoảng 5 đến 7 ngày, tuy nhiên với nhu cầu sử dụng loại thực phẩm này trong cuộc sống hiện tại là khá cao nên một số cơ sở sản xuất bún đã dùng hóa chất để tăng lợi nhuận và rút ngắn quy trình làm bún. Các hóa chất phổ biến được sử dụng để rắc là chất huỳnh quang tinopal, thuốc tẩy Funfit và hàn the. Các chất này đều nằm trong danh mục phụ gia, cấm sử dụng cho thực phẩm.
Các hóa chất độc hại trên tồn tại lâu dài trong cơ thể con người sẽ ảnh hưởng đến gan, thận và thậm chí dẫn đến ung thư với nguy cơ rất cao. Trước tình hình đó, các cách nhận biết bún sạch hay không cũng được đưa ra để người dân có thể lựa chọn thực phẩm an toàn cho mình.
Cách nhận biết bún sạch – bún nhiễm hóa chất đơn giản
Tuy nhiên, rất khó để phát hiện chính xác bằng mắt thường xem mì chúng ta ăn là sạch hay nhiễm hóa chất. Vì vậy, việc dùng chén nước mắm có thể giúp bạn xác định được món bún mình đang ăn có an toàn hay không. Một số yếu tố có thể phân biệt bằng mắt thường có thể kể đến như:
– Màu sắc bún
Bún sạch có màu trắng ngà hơi đục và sợi bún không bóng mượt như bún ngâm lưu huỳnh hay pho-mon. Ngược lại bún ngân hóa chất thường rất trong, sợi bún bóng loáng trông rất bắt mắt.
– Mùi đặc trưng của bún
Bún tươi có mùi chua tự nhiên của bột gạo ngâm, mùi này khá dễ chịu khi ra lò. Tuy nhiên, chỉ sau một ngày, bún tươi sẽ có mùi chua, ôi khó chịu.
Trong khi đó bún ngâm hóa chất được tẩm nhiều chất bảo quản nên sẽ không bị ôi thiu, không có mùi chua của bột gạo.
– Thử độ dai của bún
Bún sạch có độ dai nhất định, không quá vụn nhưng mềm và dễ bẻ, sợi bún dính vào nhau. Khi dùng tay bóp bún, bột gạo sẽ dính vào tay, gần giống như cơm. Trong khi đó, bún ngâm chất bảo quản và hàn the thường rất cứng, sợi bún không mềm và khó gãy.
– Ngâm vào bát nước mắm
Đầu tiên, cho một lượng bún vào hai chén chứa lượng nước mắm như nhau rồi trộn đều lên. Nếu bún sạch, nước mắm sẽ thấm vào sợi bún nhanh hơn, khiến sợi bún mềm hơn. Bún ngâm hóa chất sẽ thấm rất ít và để lâu. Sợi mì sẽ bị khô và có dấu hiệu phân hủy vì chứa nhiều hàn the- một loại hóa chất dùng để bảo quản mì.
Biện pháp sử dụng nước mắm để xác định bún sạch sẽ đem lại câu trả lời cho bạn nhanh nhất. Nếu bún có dấu hiệu hóa chất thì không nên sử dụng. Bởi các hóa chất độc hại có trong bún khi đi vào cơ thể tùy theo lượng chất độc có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.
Chỉ bằng một chén nước mắm, biết ngay bún bạn ăn có an toàn không
Trên đây là một số cách nhận biết bún tươi dễ dàng bằng giác quan trực tiếp của bạn. Rất dễ thực hiện phải không? Hi vọng bạn sẽ chọn mua được bún sạch cho gia đình mình.