Bồ công anh là một cây thuốc quý được tìm thấy trong nhiều bài thuốc cổ xưa tuyệt vời. Nó được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Tác dụng của bồ công anh bao gồm điều trị tắc tia sữa, viêm phổi, loét dạ dày và đào thải độc tố nhanh chóng.
Bạn đã có những thông tin về cây bồ công anh hay chưa? Nếu chưa hãy tìm hiểu đặc điểm và tác dụng của cây bồ công anh qua bài viết này cùng amthucdatviet nhé.
Đặc điểm của cây bồ công anh
Bồ công anh có thân nhỏ, thẳng, không có cành. Chiều cao của cây bồ công anh chỉ tầm 0,6-1,0m. Lá cây bồ công anh có chiều dài 30-35cm, rộng 4-6cm, mép lá xuất hiện những răng cưa thưa. Khi bạn sử dụng móng tay bấm vào lá và thân cây đều xuất hiện mủ cây có dịch trắng đục như sữa chảy ra ngoài.
Hoa màu tím được gọi là “tử hoa địa đinh”, còn hoa màu vàng là “hoàng hoa địa đinh”. Cả 2 loại đều được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền.
Bồ công anh mọc nhiều ở khu vực phía bắc. Thời điểm thích hợp để trồng cây là tháng 3-4 hoặc tháng 9-10. Người ta dùng lá bồ công anh tươi hoặc khô để làm thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thân bồ công anh cắt nhỏ rồi phơi khô để làm thuốc.
Tác dụng của cây bồ công anh
– Lợi tiểu hiệu quả
Rễ của cây này thường được sử dụng trong các bài thuốc nhằm tăng tần suất và tốc độ bài tiết qua nước tiểu. Đặc tính của các hoạt chất trong rễ giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho hệ tiết niệu, đồng thời ức chế sự hình thành của vi khuẩn có hại.
– Cải thiện chức năng gan
Cây thuốc này giúp kích thích gan một cách tự nhiên, cải thiện chức năg, đồng thời làm giảm mức độ chất béo dư thừa lưu trữ trong gan và chống stress oxy hóa. Hoạt chất của cây còn giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, bù nước và cân bằng điện giải.
– Phòng ngừa ung thư
Theo y học cổ truyền, loại cây này có khả năng ngăn chặn nguy cơ hình thành và phát triển của các tế bào ung thư trong các hệ cơ quan như vú, gan, đại tràng, dạ dày… Thân và rễ của cây đồng thời có tác dụng chống hóa trị, giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh.
– Chữa các bệnh về da
Cây thuốc này có thể hỗ trợ chữa các bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn như ghẻ, eczema,… Nhựa từ thân và lá của loài cây này có tính kiềm rất cao nên dùng để sát trùng, diệt côn trùng và nấm rất hiệu quả.
– Tốt cho xương
Bồ công anh chứa lượng canxi cao nên rất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và xương chắc khỏe. Dược liệu này cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa như luteolin, vitamin C có công dụng bảo vệ xương khỏi các gốc tự do gây hại đối với xương (làm giảm mật độ xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa xương)
Các bài thuốc từ bồ công anh để cChữa bệnh
- Chữa bệnh sưng vú, viêm tắc sữa: Sử dụng 20-40 lá tươi, đem rửa sạch sau đó giã nát cùng với một ít muối. Vắt lấy nước cốt uống còn bã đắp lên vú. Thực hiện 2 lần/ngày.
- Điều trị đay dạ dày: 20gam lá cây bồ công anh, 15gam lá khôi, 10gam khổ sâm được sắc với 300ml nước. Đun sôi trong 15 phút. Nếu khó uống có thể thêm một ít nước. Mỗi ngày uống 1 liều, cách nhau 10 ngày một lần, sau đó nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp.
- Điều trị mắt đau, sưng đỏ: 40gam lá cây bồ công anh, 10gam dành dành sắc với 200ml nước xuống còn 100ml. Chia làm 2 phần và uống mỗi ngày, thực hiện 1 thang 1 ngày cho tới khi khỏi bệnh.
- Bài thuốc chữa bệnh viêm họng: 40gam bồ công anh, 20gam kim ngân hoa, 10gam cam thảo nam sau đó sắc nước uống 2 lần/ngày.
- Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng: 40gam bồ công anh, 20gam nghệ vàng, 20gam lá khôi, 10gam mai mực, 5gam cam thảo. Sắc với 200ml nước uống ngày 1 thang.
- Điều trị bệnh viêm phổi, viêm phế quản: 40gam bồ công anh, 20gam vỏ rễ dâu, 10gam tía tô, 10gam kim ngân hoa, 10gam cam thảo, sắc uống với 200ml nước cho tới khi chỉ còn 50ml nước. Mỗi ngày uống 1 liều, kiên trì uống vài ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Các đặc tính và tác dụng của bồ công anh đã được trình bày ở trên. Những thông tin hữu ích này sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn và giúp bạn điều trị, chữa bệnh hiệu quả.