Ở trẻ em mọi bộ phận đều rất nhạy cảm và cần được bảo vệ quan tâm. Đối với cha mẹ con cái luôn là món quà quý giá nhất mà thượng đế đã ban tặng . Vì thế bố mẹ nào cũng luôn muốn làm những điều tốt đẹp nhất với trẻ để bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên với những hành động này có thể làm tổn thương tai trẻ mà cha mẹ nên tránh.

Những hành động làm tổn thương tai bé
Tưởng chừng là những hành động vô hại nhưng nó lại cực kỳ có hại. Nhiều mẹ thấy rằng việc cho trẻ ăn hay cho trẻ bú sai cách là bình thường và không ảnh hưởng gì tới trẻ. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng vô cùng tới thính giác của trẻ.
Vắt mũi cho trẻ
Trẻ bị ốm thường ra nước mũi khá nhiều. Lúc này mẹ thường dùng tay bóp vào mũi trẻ để vắt mũi. Hơn nữa, mẹ thường nhắc trẻ lấy hơi rồi sỉ mũi ra rồi vắt cho trẻ. Hành động này tưởng chừng bình thường nhưng lại rất nguy hiểm.
Nước mũi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại nếu bị tác động mạnh sẽ chảy ngược lại xuống cổ họng rồi chuyển sang tai. Từ đó gây nên bệnh viêm tai giữa ở trẻ.
Như vậy, khi trẻ bị sổ mũi, cha mẹ nên sử dụng thiết bị hút mũi cho trẻ. Hoặc đơn giản là có thể dùng tay nhẹ nhàng ấn vào một bên mũi của trẻ từ đó nước mũi chảy ra rồi dùng khăn sạch lau nhẹ.

Để trẻ nằm uống sữa
Hành động cho trẻ nằm xuống để uống sữa là một hành động vô cùng quen thuộc của mẹ. Nhưng ít người biết được rằng đó là một hành động vô cùng nguy hiểm bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tai của trẻ.
Khi trẻ nằm uống sữa rất có thể sữa sẽ trào qua ống họng và truyền xuống tai giữa từ đó dẫn tới hiện tượng viêm tai giữa. Do đó cách tốt nhất mẹ nên cho bé nằm lên gối hoặc đỡ đầu bé cao lên một chút để bé bú sữa từ từ. Đồng thời tránh cho bé uống sữa nhanh dẫn tới tình trạng bị sặc cũng ảnh hưởng tới tai trẻ.
Ngoáy tai trẻ
Nhiều trẻ thấy khoái chí khi mẹ có hành động ngoáy tai cho bé. Tuy nhiên hành động này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào gây hiện tượng nhiễm trùng. Hoặc là khi ngoáy tai cho trẻ lại vô tình không kiểm soát lực tác động vào khiến màng nhĩ của trẻ bị tổn thương.
Xem tiếp sau quảng cáo
Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể làm sạch tai trẻ bằng cách dùng khăn sạch để lau nhẹ xung quanh vùng tai cho trẻ.

Véo má trẻ
Trẻ em thường có đôi má thật phúng phính. Đó chính là lý do người khác nhìn thấy chỉ muốn véo ngay má bé. Tuy nhiên bạn nên tránh dùng hành động này với trẻ. Bởi chỉ vô tình thôi nhưng lực tác động lên tai bé hơi mạnh khiến tai bị tổn thương.
Tai bé thường rất mong manh và dễ bị ảnh hưởng với một lực tác động nhất định vào nó. Vì thế nghe có vẻ phi lí nhưng nếu bẹo má bé với lực mạnh có thể gây hiện tượng thủng màng nhĩ hay nhiễm trùng ở tai trẻ. Do đó dù có muốn nựng má bé thế nào cũng nên hạn chế hành động này nhé.
Hành động tuyệt đối không được làm với trẻ
Mỗi lần trẻ làm chuyện gì sai một số phụ huynh thường hành xử bằng cách quát mắng thậm chí là đánh bé. Nhưng mấy ai hiểu được rằng hành động đó không có hiệu quả với trẻ. Không những trẻ không nhận thấy mình sai chỗ nào để tự nhận thức sửa lỗi mà lại khiến trẻ càng bướng hơn và ảnh hưởng tới cả sức khỏe, tâm lý của trẻ.

Dùng lực mạnh tác động vào tai trẻ
Khi thấy bé sai tâm trạng một số người sẽ nóng bừng trong người dẫn tới hành động mất kiểm soát là đánh trẻ. Không quan tâm rằng hành động đó là đúng hay sai và có ảnh hưởng tới bé như thế nào. Cha mẹ vô tình dùng lực mạnh tác động vào tai bé sẽ gây những tổn thương như bầm tím hoặc sưng nề.
Nguy hiểm hơn bởi hành động không kiểm soát đó là gây ảnh hưởng màng nhĩ hoặc chấn động não. Từ đó, hiện tượng tụ máu não cũng có thể xảy ra. Bởi não bộ của trẻ còn quá non nớt để có thể bảo vệ được dưới sự tác động đó.
Như vậy khi trẻ không ngoan dùng vũ lực để giải quyết không phải là một cách hiệu quả. Bạn nên dùng lời nói nhẹ nhàng để chỉ ra lỗi sai cho bé. Lúc này bé sẽ tự nhận thấy hành động sai của mình và sửa chữa. Đặc biệt bố mẹ nên dành nhiều thời gian để tâm sự cùng bé để hiểu suy nghĩ của trẻ hơn.

Qua bài viết này hi vọng rằng mỗi bậc phụ huynh biết được những hành động quen thuộc thường làm lại chính là nguyên nhân khiến tai bé bị tổn thương. Hãy luôn làm những điều tuyệt vời nhất cho trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh và ngoan ngoãn.